Kinh nghiệm phòng bệnh cho gà đông tảo

Nuôi Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu, quý hiếm của Việt Nam, không nơi nào trên thế giới có. Đặc điểm nổi bật của gà này là cặp chân thô to, màu đỏ, vảy rồng, khi trưởng thành có thể nặng trên 5 kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Đây là loài gà nuôi cổ truyền thường dùng để cúng tế – hội hè, hay tiến Vua. Giống gà “chân to” này thuộc danh sách các giống gia cầm quí hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen.

Cách nuôi gà Đông Tảo tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh tại Thành Phố. Gà Đông Cảo trở thành “thú cưng” vật nuôi yêu qúy của nhiều bạn trẻ thích gia cầm. Cùng với đó là các trang trại, nhà vườn, khu du lịch cũng đưa gà Đông Tảo về nuôi để giới thiệu với khách du lịch bốn phương về giống gà quý hiếm của Việt Nam. Nhiều bạn trẻ khu vực nông thôn thay vì các loại vật nuôi kém hiệu quả khác đã chuyển hướng chọn nuôi gà Đông Tảo để phát triển kinh tế và đang là hướng đi rất tốt.

Giống gà “chân to” có chế biến được nhiều món như da gà bóp thính, gà hấp nấm, chân gà hầm thuốc bắc… nhiều địa phương đang có phong trào nuôi gà Đông Tảo bố mẹ vì dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Một số nước như Anh, Nhật Bản,… cũng đang có ý định nhập khẩu loại gà này về nghiên cứu. Tại thành phố Hồ Chí Minh vào đầu cuối năm 2012, mỗi kg gà giống bình thường xuất tại vườn có giá 350.000-400.000 đồng tùy loại, gà giống có giá 100.000-120.000 đồng/con. Riêng những con gà trống giống thuần chủng có tướng đẹp, chân to, oai vệ có giá lên tới 5-6 triệu đồng/con.

Tuy nhiên, kiến thức chăn nuôi, cách phòng bệnh, trị bệnh cho gà Đông Tảo không phải ai cũng biết. Các loại dịch bệnh như Newcastle, tụ huyết trùng, cúm gia cầm… vẫn thường xuyên xảy ra gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Để phòng ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh, bảo vệ hiệu quả chăn nuôi, bà con nên chú ý làm thuốc đầy đủ vắc xin theo quy trình cho gà, chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm phòng bệnh cho gà Đông Tảo như sau:

1. Đối với gà Thương phẩm:

– 1 ngày tuổi tiêm madec.

– 2 – 4 ngày tuổi nhỏ laxota (lần 1.

– 7 ngày tuổi nhỏ GUM.

– 14 ngày tuổi nhỏ laxota (lần 2).

– 20 ngày tuổi tiêm kháng thể Gum (kết hợp uống cả Gum)

– 30 ngày tuổi tiêm kháng thể bổ sung tăng đề kháng cho gà.

– 45 ngày tuổi làm tụ huyết trùng.

– 60 Ngày làm thuốc chống Newcastle (Neu catson).

Chú ý: (4 ngày đầu uống thuốc úm; ngày thứ 10 uống thuốc viêm phế quản, uống trong 4 ngày, nghỉ không uống nước để gà uống thuốc; 20 ngày vừa tiêm kháng thể GUM vừa uống GUM).

2/ Gà đẻ trứng thương phẩm:

– 1-45 ngày tuổi: sử dụng quy trình giống gà thịt.

– 49-60 ngày tuổi: tiêm vaccin Newcastle hệ M.

– 65 ngày tuổi: tiêm vaccin Tụ huyết trùng.

– Sau khi tiêm phòng Newcastle, Tụ huyết trùng và Cúm gia cầm cứ mỗi 4-6 tháng phải tái chủng một lần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *